Bạn có biết rằng mỗi năm có đến 90.000 phụ nữ bị viêm nhiễm vùng kín. Tỉ lệ vô sinh hàng năm chiếm đến 13% trong tổng dân số Việt Nam. Ngoài ra có đến 43% đàn ông ngoại tình vì phụ nữ không đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân vì sao, vì “cô bé” của chị em ngại trong việc “giao tiếp” với chồng, bạn trai gây ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện chăn gối.
Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo chính là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp. Mặc dù bệnh lý này không khó để điều trị nhưng không ít chị em phát hiện bệnh muộn, khiến quá trình điều trị phức tạp, kéo dài. Viêm âm đạo( nhiễm trùng âm đạo) là bệnh lý của phụ nữ, nguyên nhân chủ yếu là do cách vệ sinh chưa đúng cách, hoặc lây nhiễm qua đường tình dục với bạn tình. Vì lý do thiếu kiến thức và ngại đi khám, dẫn đến các biến chứng xấu.
Bệnh lý viêm âm đạo được đánh giá là dạng bệnh phụ khoa phổ biến nhất, có thể gặp ở mọi đối tượng nữ giới, nhất là những đối tượng đang trong giai đoạn sinh sản.
Nguyên nhân gây nhiễm âm đạo.
sự mất cân bằng trao đổi chất của nấm men và các vi khuẩn sống trong âm đạo là nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo. tình trạng này là nguyên nhân làm cho lớp niêm mạc của âm đạo bị viêm nhiễm. Các nguyên nhân gây viêm âm đạo cụ thể là:
- Nhiễm nấm Candida và một số loại nấm men khác.
- Nhiễm tạp khuẩn từ môi trường, hậu môn, đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng do quan hệ tình dục không an toàn.
- Nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tình dục.
- Suy giảm nồng độ estrogen.
- Mất cân bằng PH vùng kín ở âm đạo.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh lý.
Huyết trắng bất thường: huyết trắng có màu xanh, trắng đục, vàng, nâu, sủi bọt, vón cục, có mùi hôi tanh, lượng huyết trắng ra nhiều hoặc ít hơn bình thường.
Ngứa vùng kín: ngứa âm đạo, mép âm đạo xuất hiện các mụn nhọt do trùng roi cắn.
Nổi mụn vùng kín: xuất hiện mụn li ti ở mép âm đạo, nổi mụn thịt hoặc mụn nước li ti gây ngứa, khó chịu.
Đau, ra máu khi quan hệ.
Rối loạn tiểu tiện: gặp các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm gây cảm khó khó chịu.
Một số triệu chứng khác như chu kỳ kinh nguyệt không đều, ra máu âm đạo bất thường.
Viêm âm đạo gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, đời sống chăn gối vợ chồng,đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý phụ khoa khác. Ngoài ra nếu không được thăm khám kịp thời bệnh sẽ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Chuẩn đoán bệnh lý.
Để chuẩn đoán căn bệnh viêm âm đạo một cách chính xác nhất, bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch nhờn được tiết ra từ âm đạo của bạn. Rồi kiểm tra trước kính hiển vi, ngoài ra có các xét nghiệm khác được chỉ định ra để phục vụ cho việc chuẩn đoán bệnh.
Một số bài thuốc từ thiên nhiên điều trị tại nhà nếu bị nhẹ.
- Lá trầu không: rửa sạch, vò nát rồi lọc lấy nước, sau đó phá nước này với nước ấm để vệ sinh vùng kín, dùng khăn mềm để lau khô âm đạo. Chỉ nên dùng 2-3 lần/ tuần để đạt kết quả tốt nhất.
- Lá trà xanh: đun một nắm lá trà xanh, đun lấy nước và rửa mỗi ngày.
- Rau diếp cá: bổ sung rau diếp cá trong thực đơn hằng ngày giúp chị em cải thiện được tình trạng bệnh.
- Tỏi: tỏi có công dụng thanh lọc máu và kháng khuẩn, sát khuẩn mạnh hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
- Rau húng quế: nghiền nát nắm lá húng quế để tạo thành bột nhão, đun sôi phần bột nhão này với 2 cốc nước, rồi dùng chúng để rửa âm đạo. Ngoài ra các bạn cũng có thể uống nước húng quế mỗi ngày.
Biện pháp phòng tránh viêm âm đạo:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
Không ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.
Không sử dụng chất kích thích, dung dịch vệ sinh phụ nữ có tính sát khuẩn mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Chính vì thế, nếu bạn gặp biểu hiện bệnh lý nặng hơn thì điều bạn nên làm là đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được các chuyên gia tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp với cơ địa và bệnh lý mà mình mắc phải.