Biểu hiện và lưu ý khi mang thai

4.7/5 - (4 bình chọn)

 

Nếu bạn đang cố gắng có con hoặc đang nghĩ về nó, không quá sớm để bắt đầu chuẩn bị mang thai. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tập trung vào những điều bạn có thể làm trước và giữa các lần mang thai để tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh. Đối với một số phụ nữ, việc chuẩn bị mang thai của họ mất một vài tháng. Đối với những người phụ nữ khác, nó có thể mất nhiều thời gian hơn. Cho dù đây là em bé đầu tiên, thứ hai hay thứ sáu của bạn, thì bạn nên lập một kế hoạch hoàn chỉnh và thật chu đáo để có một cô, cậu bé thật khỏe mạnh.

Lập kế hoạch hoạt động.

Cho dù bạn có viết chúng ra hay không, có lẽ bạn đã nghĩ về mục tiêu của mình để có hay không có con và làm thế nào để đạt được những mục tiêu đó. Ví dụ, khi bạn không muốn có con, bạn đã sử dụng các phương pháp ngừa thai hiệu quả để đạt được mục tiêu của mình. Bây giờ bạn đang nghĩ về việc mang thai, điều thực sự quan trọng là phải thực hiện các bước để đạt được mục tiêu của bạn. Mang thai và sinh con khỏe mạnh!

 Chuẩn bị trước khi mang thai.

Tiêm phòng đầy đủ : những mũi tiêm vắc xin cần thiết cho bà mẹ trẻ là : viêm gan B, thủy đậu, sởi -quai bị -rubella, cúm. Ngoài ra, với phụ nữ trên 26 tuổi nên tiêm phòng vacxin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV). Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc nhưng trong quá trình mang thai các mẹ bị nhiễm các bệnh kể trên thì khả năng ảnh hưởng đến thai nhi rất cao, gây dị tật bẩm sinh, sinh non, sảy thai. Chính vì vậy Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo :tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai là một biện pháp hữu ích cho các bà mẹ trong 9 tháng thai kỳ.

Tiêm vaccines

Tiêm vaccines

Theo Bộ Y tế, tiêm vaccines trước khi mang thai rất an toàn, không ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé do đó các chị em không nên lo lắng sợ sệt mà hãy đến ngay các trung tâm y tế để được tiêm phòng đầy đủ đảm bảo tâm lý khi mang thai. Bạn có thể lựa chọn việc tiêm phòng vào thời điểm trong, trước hoặc ngay sau thời kỳ kinh nguyệt vì đây là thời điểm chắc chắn bạn chưa mang thai.

Các vacxin ngừa Cúm, viêm gan B, Sởi-Quai bị-Rubella nên được tiêm trước thời điểm mang thai tốt nhất là 3 tháng, tối thiểu là 1 tháng.

Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu trước khi mang thai: Bổ sung các chất có lợi cho thai kỳ như axit folic, sắt, vitamin, canxi, omega-3,…là rất cần thiết.

+ Axit folic giúp giảm nguy cơ khiến trẻ dị tật ống thần kinh(nứt đốt sống, não úng thủy,sinh non,hở hàm ếch), bổ sung đầy đủ axit folic giúp giảm 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Cần bắt đầu bổ sung axit folic từ 3-6 tháng trước khi dự định có thai. Các thực phẩm giàu axit folic gồm rau xanh có màu xanh đậm, các loại hạt, sữa ,thịt gia cầm, trứng ,dưa hấu, hải sản,…

Rau xanh

Bổ sung rau xanh

 

+ Sắt là chất cần thiết để tạo nên một thành phần quan trọng của máu là hemoglobin. Sắt cũng giúp cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì là thành phần của enzym trong hệ miễn dịch. Việc cơ thể thiếu sắt gây ra tình trạng thai nhi phát triển chậm, thai lưu, suy dinh dưỡng ở bào thai, nặng nề hơn là tai biến xuất huyết sau khi sinh. Sắt có nhiều trong rau ngót, cá biển, thịt nạc, rau muống,…

+ Vitamin bổ sung đầy đủ các loại vitamin như A, C, E,.. trước khi mang thai giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Vitamin A có nhiều trong bí ngô, cà rốt, cà chua giúp tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng, giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn.

CÓ THỂ BẠN THÍCH:  Đây là cơ thể bạn khi không ngủ đủ

+ Canxi là dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe hệ xương của mẹ và quá trình hình thành cấu trúc xương và răng của trẻ. Thiếu canxi thai nhi sẽ kém phát triển, bị còi xương,… Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, trứng,.. trong quá trình mang thai là rất cần thiết.

+ Omega-3 với hàm lượng DHA và EPA là dưỡng chất cần thiết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Omega-3 rất dễ tìm thấy ở các thực phẩm như cá hồi, cá thu, cá ngừ,.. hoặc ở thực phẩm chức năng như dầu thực vật.

Bổ sung vitamin

Bổ sung vitamin

 Dấu hiệu nhận biết khi bạn mang thai.

Ra máu báo thai : máu báo thai có thể xuất hiện từ ngày 10-14 (tuần thứ 4) sau khi trứng được thụ tinh. Phôi nang di chuyển vào tử cung và bám một lớp vào nội mạc tử cung điều này khiến máu chảy ra ngoài âm đạo gọi là hiện tượng máu báo thai và rất hay bị nhầm lẫn với kinh nguyệt bình thường. Màu sắc mỗi lần ra máu có thể màu hồng, đỏ hoặc nâu. Bạn có thể nhận thấy lượng máu rỉ khi máu dính trên quần lót hoặc dùng giấy lau âm đạo. Các cơn đau có thể nhẹ, trung bình, hoặc trầm trọng.

Trễ kinh: bạn sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt trong quá trình thụ thai. Để chắc chắn bạn có thai hay không nên sử dụng các kiểm tra y học như khám tiền sản hoặc thử thai tại nhà bằng que thử thai.

Chuột rút: sau khi trứng được thụ tinh và di chuyển về tử cung để làm tổ đây là thời điểm có thể xảy ra chuột rút ở mẹ bầu. Thường xảy ra từ 6-12 ngày sau khi trứng thụ tinh.

ảnh siêu âm

Ảnh siêu âm

Xuất hiện dịch âm đạo: ở một số bạn nữ dấu hiệu mang thai tuần đầu thường xuất hiện khí hư màu trắng hoặc màu trắng đục.
Đau ngực: bạn có thể nhận thấy dấu hiệu này xảy ra từ 1-2 tuần sau khi thụ thai thành công. Nhũ hoa chuyển sang màu sẫm hơn.

Cảm giác mệt mỏi

Ngoài  ra còn có các dấu hiệu khác như ốm nghén, táo bón, đầy hơi, xì hơi, tâm trạng thay đổi thường xuyên.

Đối với các mẹ mong muốn có thai thì nên theo dõi sát sao. Nên sử dụng que thử thai và chú ý các dấu hiệu để phát hiện thai kịp thời nhằm bảo vệ thai nhi. Thăm khám thai kỳ đầy đủ tại các cơ sở uy tín, lời khuyên của bác sĩ để có đủ kiến thức và kĩ năng trong quá trình mang thai đảm bảo tốt nhất sức khỏe cho con trẻ.

Việc trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trong quá trình mang thai là một việc vô cùng quan trọng. Lần đầu tiên mang thai đối với các cặp vợ chồng trẻ như được mở ra một tân thế giới phải không nào?

Có con là một quyết định lớn, không chỉ là một cá nhân, cho gia đình mà còn là một sinh linh bé nhỏ được tạo ra. Khi lập gia đình, thì chứng tỏ bạn đã có trách nhiệm và kế hoạch cho việc sinh con. Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều kiến thức, có khả năng chăm sóc người mẹ mang thai một cách có khoa học hơn.

Là bà mẹ hay ông bố tương lai nào cũng mong bé yêu của mình sinh ra khỏe mạnh, đầy đủ dưỡng chất, … Vì thế việc trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết là điều mà ai cũng quan tâm và vô cùng cần thiết.

 Chăm sóc thai nhi 3 tháng đầu để tránh sảy thai.

Nhịn quan hệ nếu bạn gặp số trường hợp như chảy máu âm đạo, có tiền sử sinh non, sảy thai, có bất thường về nước ối, nhau thai. Nếu không có chỉ định của bác sĩ việc quan hệ tình dục vẫn có thể an toàn. Tuy nhiên mẹ nên tránh những tư thế mạnh mẽ, thô bạo.

CÓ THỂ BẠN THÍCH:  8 vấn đề khiến bạn khó đạt cực khoái

Tránh các hoạt động mạnh, các môn thể thao quá sức, mạo hiểm,..tập những bài tập thể dục tốt cho mẹ bầu như yoga, đi bộ để tăng cường sức khỏe.

Tránh các loại thức ăn như rượu bia, cafein,thuốc lá, các chất kích thích. Giữ ấm cơ thể để tránh các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, đau bụng,…

Bổ sung axit folic, vitamin A, E , canxi ,sắt, protein,..chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ cho mẹ và bé.

Tránh các loại thức ăn dễ gây sảy thai như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,.

mang thai

Chăm sóc thai nhi

 

Mẹ bầu giữ một tình thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, giảm thiểu stress để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Tham gia các lớp tiền sản.

Mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu nên cân nhắc điều gì.

Tiếp tục duy trì lịch khám thai định kỳ và lớp thai sản, ăn uống đầy đủ và điều độ, sắt và canxi là 2 dưỡng chất thiết yếu cho mẹ bầu thời điểm này.

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, cảm thấy cơ thể mệt mỏi,dễ sảy thai, sinh non, sẽ băng huyết khi sinh. Thiếu canxi sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương và mắt các bệnh về răng miệng cao hơn.

Lời khuyên dành cho các mẹ bầu là bổ sung các thực phẩm chứa sắt như bí ngô, chuối, các loại hạt( hạt óc chó, hạt hướng dương, hạnh nhân,..), súp lơ, thịt bò, rau bina,..và chứa canxi như cua biển, các loại cá, cải xoong, rau đay, rau dền, tảo biển, đậu phụ,… Lưu ý là không nên bổ sung sắt và canxi quá liều để tránh gây táo bón, ợ nóng, khó tiêu.

Hải sản tươi sống

bổ sung sắt và canxi

Mẹ nhận thấy mình tăng cân đáng kể từ 10 đến 12kg.

Xảy ra tình trạng phổ biến đó là giảm trí nhớ thai kỳ, lời khuyên cho bạn là sắp xếp đồ đạc một cách khoa học và theo một nguyên tắc nhất định.

Giai đoạn cuối thai kỳ bạn nên làm gì.

Đây là giai đoạn bạn sẽ tăng cân nhanh nhất, có thể từ 0,5kg đến 1kg mỗi tuần. Giai đoạn mà các cơ quan cơ thể em bé đã dần hoàn thiện và phát triển, bạn sẽ cảm nhận được rõ chuyển động của bé bên trong.

Bụng to khiến cho việc giữ cân bằng cơ thể khó hơn. Khiến bạn có cảm giác khó thở, không thể thở sâu như lúc trước. Bạn không nên đi giày cao gót, đi đứng cẩn thận hơn.

Ở giai đoạn nước rút bạn cần đi kiểm tra thai định kỳ thường xuyên hơn, vì giai đoạn cuối thai kỳ thường xuất hiện các cơn đau lưng, phù nề, giãn tĩnh mạch, mất ngủ, khó thở,..

Khi đi khám bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra những thay đổi của cổ tử cung để kiểm tra nhũng thay đổi của người mẹ. Hãy hỏi bác sĩ về những gì cần chú ý trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Hãy tập thể dục, nếu được bác sĩ cho phép. Tập thể dục giúp cho người mẹ giảm đau trong giai đoạn cuối thai kỳ. Ăn các món dinh dưỡng, ngủ, ngủ và ngủ đây là kinh nghiệm của các bà mẹ mang thai trước. Mất ngủ, có thể gây bất lợi cho cơ thể mẹ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

mẹ và trẻ sơ sinh

Một điều không thể thiếu để chào đón thành viên mới đó chính là chuẩn bị đồ sơ sinh sẵn sàng, chuẩn bị tâm lý vui vẻ chuẩn bị chào đón bé. Nghỉ ngơi khi cần thiết để dưỡng sức bạn nhé. Uống 2 lít nước mỗi ngày để giữ nước cho cơ thể và giúp bạn tỉnh táo. Tăng cường các hoạt động giao tiếp giữa bố mẹ và bé như đọc truyện cho bé nghe, mở những bản nhạc du dương, hoặc là bố mẹ thủ thỉ với bé. Giai đoạn này bé có thể cảm nhận hết các âm thanh mà bố mẹ muốn truyền tải tới, việc làm này còn giúp bé phát triển giác quan, thông minh hơn.

Khi gần đến ngày dự sinh nên chú ý các dấu hiệu như sa dạ hoặc vỡ ối để kịp thời nhập viện. Chúc các bà mẹ tương lai mẹ tròn con vuông và hy vọng thông tin này hữu ích với các bạn.

 

Toyhihi.net
Logo
Shopping cart